Muốn trở thành long-form creator, đâu là hy vọng dành cho bạn?
Vì sao mình không muốn chỉ là một short-form creator?
Gia nhập vào nền kinh tế sáng tạo (creator economy) không còn là một công việc “ngách” nữa, vì theo số liệu thống kê từ Adobe, cộng đồng creator trên toàn cầu đã lên tới con số 300 triệu người, và theo dự đoán của Goldman Sachs, nền kinh tế sáng tạo sẽ tiếp tục bùng nổ và đạt giá trị lên đến 480 tỷ đô la trong vài năm tới.
Điều này cũng cho thấy thách thức giữa creator mới bắt đầu và creator đã có kinh nghiệm là bắt buộc những ai tham gia phải không ngừng nâng cao năng lực của mình, nếu không, sẽ tự đào thải.
Vì sự gia nhập đông đảo của lượng creator mới mà xu hướng nổi bật trong năm 2024 phải kể đến như:
Hợp tác thương hiệu giảm: Theo báo cáo của The Influencer, hợp tác thương hiệu giảm đáng kể 14% so với năm trước. Điều này cho thấy các thương hiệu đang trở nên thận trọng hơn trong việc đầu tư vào marketing influencer.
Sự trỗi dậy của các nền tảng mới: Bên cạnh các nền tảng lớn, các nền tảng mới hơn cũng đang thu hút sự chú ý của các creator, đặc biệt là những người muốn tạo ra một cộng đồng nhỏ, có gắn kết.
Tầm quan trọng của tính xác thực (Credibility): Khán giả ngày càng quan tâm đến tính xác thực của nội dung, nên Creator cần xây dựng mối quan hệ có chiều sâu và đáng tin cậy hơn với khán giả của mình, thay vì chỉ chạy theo (like, view) tương tác.
Thời điểm cuối năm ngoái (2023), lời mời hợp tác sponsorship của mình giảm đi đáng kể khi có một lượng lớn UGC (User-Generated Content) Creator đổ bộ vào thị trường short-form, mình đã đánh giá lập tức tình trạng nguồn thu báo động của mình.
*UGC là từ viết tắt của User-Generated Content được hiểu là nội dung do người dùng tự tạo. Đây là bất kỳ loại nội dung nào được tạo ra và chia sẻ bởi người dùng thông thường, chứ không phải bởi các chuyên gia hoặc creator đã có kinh nghiệm.
Cụ thể là trước thời gian biến đổi này, trong 1 tháng, thông thường, mình sẽ nhận được lời mời sponsorship 1-3 lần/tuần & tỉ lệ chốt là ~95%
Lúc đó mình biết rằng, sự bùng nổ nền kinh tế sáng tạo (creator economy) là một cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức nếu mình chỉ là một creator “biết làm nội dung ngắn”.
Trong thời gian nhanh nhất, mình cần tái tạo và phát triển thêm những kỹ năng khác để có thể đi tiếp với công việc làm solo creator, & việc khai thác thu nhập với chuyên môn của chính mình trong creator business là tín hiệu để mình có thể phát triển chuyên môn, kỹ năng viết long-form, làm video long-form & trau dồi những kỹ năng về thương mại.
Nền kinh tế sáng tạo (creator economy) là con đường sẽ đào thải những ai làm solo creator không biết linh hoạt theo từng giai đoạn mới.
Giai đoạn tiếp theo sau khi nhận biết thách thức trên, mình đã đánh giá hành trình creator của bản thân theo 3 đặc điểm của một creator thành công (theo impact.com)
01.
Tính chân thực:
Là một creator chia sẻ nội dung tập trung về chính hành trình của mình từ quá khứ - hiện tại & góc nhìn tương lai.
Mình tự hào vì đã chân thật trong mọi nội dung mình làm từ 3 năm nay để có thể đạt được gần 100,000 followers trên các nền tảng: YouTube, Facebook, Substack, Instagram, Threads, & TikTok
Với mình, mục tiêu của việc làm nội dung luôn là con đường "sáng tỏ" chính mình.
Khi chúng ta đi để khám phá bản thân, tận dụng được khả năng của mình, thì mình tin nó sẽ mang lại những cảm xúc thú vị hơn là chỉ chạy theo xu hướng, kiệt sức làm content chỉ để có like, follow,...
02.
Tính thú vị:
Mình cũng thường xuyên chia sẻ những câu chuyện cá nhân và gia đình trên nền tảng Facebook để trau dồi kỹ năng kể chuyện - một kỹ năng được đánh giá có thể biến những nội dung trở nên thú vị hơn là chỉ đưa nội dung đưa thông tin.
Thật vậy khi nền kinh tế sáng tạo càng lúc càng khó tính, người dùng không còn chỉ tiêu thụ nội dung thông tin hữu ích, mà họ còn muốn biết phẩm chất, tính cách của người creator đằng sau đó.
Hãy kể chuyện & hãy hữu ích đồng thời, bạn sẽ dần cảm nhận được sự kết nối sâu sắc với khán giả của mình.
03.
Chuyên môn:
Về chuyên môn, đây là yếu tố mình chưa đánh mạnh thời điểm đầu khi tham gia làm creator, thời điểm đó mình chỉ biết “hồn nhiên” chia sẻ nội dung rộng mà chưa khai thác vào chiều dọc để chia sẻ những kiến thức về một chủ đề chuyên môn cụ thể nào đó.
Và đây cũng chính là đặc điểm mình quyết định khai thác sâu, cũng như là bắt đầu tìm ra chuyên môn mà mình cảm thấy hứng thú nhất.
Để có thể đi vào chiều dọc chuyên môn, mình tiếp tục chọn ra những nền tảng giúp mình tập trung tái tạo trong giai đoạn mới để trở thành một “long-form creator”.
Và YouTube, là hành trình mình nghĩ đến đầu tiên, vì:
YouTube là nền tảng đã tồn tại nhiều năm, nhưng chưa bao giờ lỗi thời mặc cho sự phát triển của những nền tảng mới
Và để nhắc lại, mình vẫn luôn ấn tượng với hành trình của YouTube, khi nền tảng này chính thức ra mắt vào tháng 2 năm 2005. Ba người đồng sáng lập là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim, đều là những nhân viên cũ của PayPal. Ý tưởng ban đầu của họ là tạo ra một nền tảng chia sẻ video trực tuyến, nơi bất kỳ ai cũng có thể tải lên và xem các video của mình.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt, YouTube đã nhanh chóng trở nên phổ biến và thu hút hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Vào năm 2006, YouTube đã được Google mua lại với một mức giá kỷ lục.
Nội dung ngắn (short-form content) mặc dù lên ngôi tạo nhiều cơ hội cho cá nhân creator và doanh nghiệp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng chú ý cho cá nhân & xã hội như gây nghiện mạng xã hội trong vô thức, tiêu tốn thời gian quá mức, ảnh hưởng sức khỏe tinh thần vì cảm giác peer pressure, thay đổi thói quen tiêu dùng dẫn đến không kiểm soát chi tiêu và đặc biệt là sự mất tập trung.
Để có thể chia sẻ chuyên môn một cách cụ thể & trực quan, video là hình thức phù hợp để mình có thể “chia sẻ nhiều hơn” hơn là chỉ ở “1-2 phút”. Khi làm video trên YouTube, hành trình này cũng sẽ giúp mình phát triển 2 đặc điểm còn lại trong mô hình trên, đó là khai thác tính chân thực khi làm “talking head” video, ngồi kể chuyện với những trải nghiệm, suy nghĩ của mình, & tính thú vị hơn khi mình có thể thể hiện từ giọng nói, biểu cảm, tính cách và phong cách sống.
Càng đi sâu vào những thông tin khách quan, mình càng có lý do để làm YouTube, nhưng như thường lệ, để bắt đầu một hành trình mới, mình sẽ trả lời nhưng câu hỏi thuộc tư duy hệ thống (framework thinking) của mình để thật sự quyết định hành động, và 5 câu hỏi mình dùng cho mọi vấn đề, đó là:
WHY - TẠI SAO?
FOR WHO - CHO AI?
FOR WHAT - ĐỂ LÀM GÌ?
HOW - LÀM THẾ NÀO?
WHAT IT TAKES - TRẢ GIÁ NÀO?
Đây cũng là một framework mình đề cập trong bài viết này, bạn có thể tham khảo để tìm hiểu, phát triển cá nhân từ chính mục tiêu & những giá trị của bản thân:
& với hành trình làm YouTube, mình đã trả lời như sau:
1. WHY - TẠI SAO?
Tại sao mình muốn làm YouTube?
Phát triển cá nhân theo chiều dọc, muốn được khai thác vấn đề sâu hơn trong việc cung cấp giải pháp theo lộ trình
Rèn luyện tính cách kiên nhẫn - vì YouTube là hành trình gian nan và cần nhiều sự kiên trì
Phát triển cá nhân nhờ tự học chủ đề chuyên sâu và mang tính nghiên cứu khoa học, có dẫn chứng
Cải thiện khả năng nói, giao tiếp, đặc biệt là thể hiện giọng nói và gia tăng sự tự tin trước camera
Cơ hội gia tăng (có thể lên đến x10) thu nhập nhờ sponsorship, kinh doanh sản phẩm chuyên môn của chính mình, cơ hội hợp tác,…
Để lại di sản trên internet nhờ nền tảng YouTube
Ba Mẹ và Gia đình có thể xem mình trên màn hình lớn của tivi, đó là một cảm giác tự hào
2. FOR WHO - CHO AI?
Khi bạn tạo giá trị cho người khác, cũng là cách để bạn tạo giá trị cho chính mình
Đây là một câu nói mình nhận ra khi đi trên con đường là Solo Creator từ 3 năm nay, và may thay, những điều này cũng được chia sẻ từ một người G.S mình rất kính trọng, G.S Phan Văn Trường - Người luôn đặt việc tạo giá trị lên hàng đầu trong từng việc mình làm.
Khi làm YouTube, LÀM CHO AI ở đây đầu tiên là: cho bản thân mình.
Từ sự tự học và mày mò công cuộc mới này, mình sẽ tự tạo giá trị cho chính mình nhiều hơn, bằng cách:
Có sự nhận thức cao hơn, hiểu rõ điểm mạnh, yếu, lợi thế bất công, giá trị cốt lõi, động lực, kỷ luật cá nhân, khả năng quản lý thời gian, & năng lực của mình
Kỹ năng kinh doanh marketing, bán hàng, xây dựng kế hoạch, quản lý nguồn thu
Xây dựng được tầm nhìn dài hạn trong công việc & cuộc sống để có thể duy trì động lực dài hạn khi là một Solo Creator
Xây dựng được chuyên môn, tạo ra lợi thế cạnh tranh
Có cơ hội hợp tác, học hỏi, kết nối với những mối quan hệ chất lượng
Rèn luyện được khả năng linh hoạt, sẵn sàng gia nhập, điều chỉnh khi cần thiết
Quản lý sự cô đơn, áp lực, chán nản & gia tăng sự hỗ trợ để duy trì hiệu suất lâu dài
3. FOR WHAT - ĐỂ LÀM GÌ?
Một điều quan trọng mình học khi tự học trên con đường làm Solo Creator, đó là mình cũng đang học cách để sáng tỏ chính mình bằng việc cho bản thân mình những cơ hội & thách thức mới.
Một câu nói mà mình luôn tâm đắc khi nhắc đến hành trình làm Solo Creator của mình trong 3 năm qua:
When your chasing the butterfly, it will fly away
But if you build for yourself a beautiful garden. They will come to you
And if they don’t
YOU STILL HAVE A BEAUTIFUL GARDEN
“Khi bạn đuổi theo con bướm, nó sẽ bay đi. Nhưng nếu bạn tự xây dựng cho mình một khu vườn thật đẹp. Chúng sẽ tự bay đến. Và nếu chúng không đến, BẠN VẪN CÓ MỘT KHU VƯỜN THẬT ĐẸP.”
Làm sáng tạo nội dung thực chất là để lan toả trải nghiệm, giá trị, sự hiểu biết của chính bạn. Hãy trở thành người đam mê cháy bỏng trong lĩnh vực của bạn rồi kể lại câu chuyện đấy một cách thật hồn nhiên, đó là lúc bạn có thể đi được bền vững trên hành trình sáng tạo nội dung.
Đến với HOW - LÀM THẾ NÀO? & WHAT IT TAKES - TRẢ GIÁ NÀO? mình sẽ chia sẻ chi tiết dần trong chuyên mục “What I learned about making stuff on YouTube”.
Để không bỏ lỡ từng bài viết trong chuyên mục này, bạn có thể theo dõi & subscribe bản tin:
Với mình, niềm hi vọng để từ short-form creator sang long-form creator là một bước đi mang tính chuyển đổi, mở ra nhiều sự phát triển, kỹ năng và nhiều cơ hội mới. Dù biết để đạt được quá trình, hành trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực. Nhưng hành trình nào cũng là một bài học quý giá cho dù có thất bại, nhưng trong bài học đó, vẫn sẽ có cơ hội thành công nếu bạn làm đúng cách.
& với mình, một trong những giai đoạn “làm đúng cách” khi khởi động YouTube từ 0 subscriber, đó là mình đã đạt được 1000 subscribers đầu tiên chỉ sau video thứ 2, video ấy bạn có thể xem tại đây:
Ở những bài viết sau mình sẽ tiết lộ road-map mình đã làm trên hành trình làm YouTube, và hãy nhớ:
Sẽ thành công, khi hy vọng của bạn được đặt đúng chỗ.
P.s: Bài viết này thuộc ngày 11 với từ khoá “hy vọng” nằm trong khuôn khổ thử thách #contentmarathon của Vũ Trụ Creator, nếu bạn muốn gia nhập ngay vào nền kinh tế sáng tạo (creator economy) thì tham gia vào thử thách 30 ngày làm content marathon này sẽ là điểm khởi đầu đáng nhớ của bạn.
🧠 CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:
Theo dõi bài viết đầu tiên của series Second Brain Mastery “ĐỪNG DÙNG NÃO ĐỂ NHỚ”: xem tại đây
Tham khảo Hệ thống bộ não thứ 2 A.S (sản phẩm chuyên môn) của mình: chi tiết tại đây
Hệ thống hoàn thành mục tiêu trong 12 tuần thay vì 12 tháng (ra mắt 16/9): chi tiết tại đây
Bạn là kiểu người ghi chú nào? tìm hiểu tại đây
Làm Solo Creator - một hành trình sáng tỏ chính mình: xem tại đây
Xây dựng bộ não thứ 2 một cách ĐƠN GIẢN nhất: - xem tại đây
Số podcast đầu tiên trong series YOU NOW WE NOW | Cấy Nền Radio | Cứ việc nhảy vào "VÙNG AN TOÀN" của mình & G.S Phan Văn Trường xem tại đây
Short form giống như nếm một món ăn, nếu thấy ngon thì thưởng thức cả đĩa luôn vậy, đó là long form.