Xây dựng bộ não thứ 2 một cách ĐƠN GIẢN nhất
với phương pháp C.O.D.E & P.A.R.A của chuyên gia hiệu suất Tiago Forte
Phương pháp C.O.D.E, viết tắt của: Capture, Organize, Distill, và Express.
Capture - GHI LẠI
Organize - TỔ CHỨC
Distill - NUNG NẤU
Express - CHIA SẺ
1. CAPTURE - GHI LẠI
Phương pháp này nhấn mạnh vào việc bạn nên "tài liệu hoá",
ghi lại những thứ mình cảm thấy phù hợp ngay lúc nảy ra những ý tưởng,
đó có thể bao gồm những bài học từ YouTube, từ podcast, những trích dẫn từ sách, note lại trang web kiến thức bạn quan tâm,
ghi chú lại những thông tin trong cuộc họp và thậm chí là những cuộc trò chuyện giá trị khi kết nối với người khác.
Một giải pháp phổ biến mọi người thường áp dụng để lưu trữ thông tin đó là sử dụng ứng dụng Lịch và danh sách việc cần làm (to-do list)
Tuy nhiên, bộ não thứ hai đi xa hơn thế, đây không chỉ là nơi để bạn liệt kê,
mà còn là nơi lưu trữ thông tin thành hệ thống kết nối các nguồn kiến thức với nhau, như hệ thống "Nơ rôn" thần kinh
Bộ não thứ 2 mình đang có, nằm ngay trên điện thoại, vì điện thoại là công cụ mình thường xuyên mang theo,
& mình tận dụng luôn ứng dụng sẵn có điện thoại là ứng dụng Apple Note vì với mình nó vừa nhanh, tiện, không cần wifi cũng có thể truy cập được,
thích hợp cho những lúc nảy ra ý tưởng bất chợt mà đối với mình thì những lúc trực giác như vậy rất quan trọng nên mình phải ghi chú lại ngay.
Xem thêm: Nâng cấp bộ não thứ 2 | Dùng Apple Note like a Pro: 4 tính năng bạn cần biết khi sử dụng Apple Note
-
Đối với những kiến thức cần nghiên cứu nhiều hơn, mình dùng Notion, Mila Note. Đặc biệt, khi thời gian vừa qua đi sâu vào bộ não thứ 2,
mình đã khám phá bản thân là kiểu người lưu trữ hệ A.S, nên mình đã rút gọn các ứng dụng, duy trì bộ não thứ 2 trên Apple Note (cho những ý tưởng bất chợt) & hệ thống bộ não thứ 2 chính trên ứng dụng Notion.

Bạn cũng có thể tìm hiểu bản thân là kiểu người ghi chú nào để tìm được ứng dụng phù hợp cho bộ não thứ 2 tại đây:
Nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian & công sức quý báu khi phải tìm hiểu xây dựng hệ thống bộ não thứ 2 từ đầu: từ việc tạo cơ sở dữ liệu, bố cục phức tạp, hệ thống liên kết,... thì có thể tham khảo hệ thống bộ não thứ 2 A.S của mình
Lợi ích của bộ não thứ 2:
Một trong những lợi ích quan trọng của bộ não thứ hai, là chúng sẽ giúp bạn tự tin với giá trị của chính mình.
Mình thường xem lại những lưu trữ và nhận ra rằng chúng có thể là nền tảng cho những nội dung nào đó trên mạng xã hội, dự án viết sách, hay ý tưởng cho việc làm video YouTube,…
nhưng lưu trữ lại thôi thì làm thế nào để sử dụng chúng?

Chúng ta sẽ đi vào bước 2, đó là:
2. ORGANIZE - SẮP XẾP
Việc lưu trữ thông tin là bước đầu tiên.
Nhưng làm cách nào để sau này bạn quay lại nơi lưu trữ đó,
bạn có thể tìm lại thông tin, kiến thức mình mong muốn mà không cần phải "đào bới" hàng tá thông tin lưu trữ trong áp lực?
Nếu không sắp xếp đúng cách,
bạn sẽ chỉ lưu trữ theo dạng đặt tên theo nơi bạn tìm thấy chúng, đó có thể là thư mục mang tên: sách, YouTube, Podcast, cuộc họp, công việc.
Đây là cách làm chưa mang lại hiệu quả, sẽ rất khó để bạn có thể quay lại bộ não thứ 2 và tìm thông tin trong những thư mục,
bởi vì chúng ta sẽ không dành nhiều thời gian để xem lại những thứ mà chúng ta từng nghĩ là hữu ích theo cách đặt tên như thế.
Giải pháp tối ưu hơn “đặt tên”, là hãy gắn cho chúng thêm hướng "khả năng hành động”
Tác giả & những nghiên cứu khác đã cho thấy rằng,
bạn sẽ không tìm lại được những thông tin đã lưu trữ, trừ khi thông tin đó liên quan đến những hoạt động, dự án bạn đang làm trong cuộc sống
Đó có thể là những hành động liên quan đến các chủ đề lớn như: công việc, phát triển bản thân, gia đình, các mối quan hệ,...
Khi bạn lưu trữ kiến thức đó, bạn sẽ quyết định ngay bạn sử dụng thông tin này vào thư mục nào?
VD:
Mỗi tuần mình sẽ gửi thông điệp đến các bạn trong kênh thông báo "Góc nhìn mới" Insights 🧠 trên kênh Instagram,
cứ mỗi lần có ý tưởng hay bài học gì, mình sẽ đưa thông tin, kiến thức đó vào đầu mục tên "Góc nhìn mới" Insights 🧠.
Hoặc với Facebook cá nhân, mình cũng liệt kê đây là một dự án Facebook Profile - để có thể dễ dàng lưu trữ các ý tưởng, bài viết cho nền tảng này.
Khi đến lúc phát hành nội dung, mình sẽ vào đọc lại, viết hoàn chỉnh & phát hành nội dung chính thức

Việc sản xuất nội dung đa nền tảng - là điều mình làm hàng ngày, điều này có thể sẽ rất áp lực,
nhưng mình cảm thấy khá nhẹ nhõm,
vì mình có bộ não thứ 2 lưu trữ hết những ý tưởng liên quan đến các hành động này
& mình có thể tìm lại, điều chỉnh & chia sẻ một cách dễ dàng mà không cần phải lăn tăn là “hôm nay mình có nội dung gì để đăng”.
Bộ não thứ 2 giúp việc sắp xếp thông tin khớp với những dự án, hoạt động bạn đang làm - để có thể nhanh chóng đưa nguồn tri thức của bạn ra thế giới bên ngoài
Khi bạn xác định được thông tin đó nằm trong hành động bạn đang thực hiện hàng ngày, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy & sử dụng thông tin đó hơn.
Hay như mình đang tập trung vào làm YouTube,
khi bắt gặp những ý tưởng mình sẽ nhanh chóng ghi chú vào thư mục YouTube, sắp xếp vào thư mục con như ý tưởng, visuals, thumbnail & title, sound, edit effects là những đầu mục mà mình sẽ dùng để thực hiện cho việc làm YouTube mỗi ngày.

Đi vào ORGANIZE - SẮP XẾP là phương pháp P.A.R.A là phương pháp cụ thể hơn trong việc phân loại thông tin, mình sẽ chia sẻ chi tiết phương pháp này trong bài viết sau nhé.
3. DISTILL - NUNG NẤU
Đây là bước để bạn hệ thống lại những "chất liệu" thông tin, kiến thức đã lưu trữ để có thể chuẩn bị sản xuất, sáng tạo ra một cái gì đó mới.
VD: như trước khi biết đến các phương pháp bộ não thứ 2, mình đã sử dụng việc ghi chú từ lâu mà không hề biết đây là hành động nằm trong phương pháp nung nấu
(mình chắc là bạn cũng vậy, chỉ là chúng ta chưa gọi tên chúng).
Việc tiếp nhận kiến thức từ phương pháp trên đã phần nào hệ thống những gì mình đang làm,
& giúp mình đào sâu thực hành các phương pháp bộ não thứ 2 một cách khoa học & chi tiết hơn, rồi mình biết thêm những phương pháp liên kết khác như G.T.D (Getting Things Done của tác giả sách David Allen)
Đó là lúc quá trình "nung nấu" được hình thành,
mình dần có đủ nguyên liệu để chuẩn bị tạo ra một hành động, sản phẩm nào đó.
VD: Như khi làm video YouTube: Xây dựng bộ não thứ 2 | Kỹ năng hiệu suất năm 2024 | cách mình xây dựng bộ não thứ 2 trên Apple Note
mình đã có đủ nguyên liệu từ những gì mình tìm hiểu về việc xây dựng bộ não thứ 2, những gì mình đã áp dụng trong việc tự tạo ra bộ não thứ 2 cho chính mình, mình học cách phân loại thông tin như thế nào cho hiệu quả,...tất cả đã thành hệ thống tổng hợp từ trước để mình nung nấu làm ra chiếc video YouTube này.
Quá trình này là quá trình để bạn chắc chắn rằng, bạn không cần phải tra thêm trên Google, không cần phải research (nghiên cứu) mới,
mà là sử dụng những thông tin, kiến thức bạn đã lưu trữ.
Và ngay cả khi bạn không bao giờ tạo ra thứ gì mới, việc tổ chức kiến thức dựa trên dự án cụ thể thay vì dựa trên chủ đề, bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp cận kiến thức đó một cách có mục tiêu hơn.
Điều này phù hợp với những bạn sinh viên hay bất cứ ai đang tham gia vào quá trình viết luận, những người làm việc trong chuyên môn của mình, sale làm việc với sếp, khách hàng, đối tác,…chúng ta không chỉ ghi chép những kiến thức về các môn học, hay tham gia các cuộc họp mà không biết mình sẽ dùng kiến thức này áp dụng vào những việc gì.
Khi bạn tổ chức ghi chú của mình theo nghĩa là bạn cần trả lời câu hỏi thực tế về các nguyên lý, lý thuyết trong sách, những cuộc họp ra thành bài học thực tiễn trong cuộc sống thì bạn sẽ xác định được những hành động cụ thể từ những kiến thức lưu trữ đó,
Khi tham gia tổ chức bộ não thứ 2, bạn đang xây dựng một bản đồ về những chủ đề bạn quan tâm một cách tổng quan & cụ thể thay vì nghĩ rằng bạn chỉ đang tiếp nhận các kiến thức đó một cách vô ích.
4. EXPRESS - THỂ HIỆN
Đây là bước cuối cùng trong phương pháp C.O.D.E, cũng là bước để quyết định bạn có thể tận dụng được những thông tin, kiến thức bạn đã lưu trữ hay không.
Bước này còn gọi là SHOW YOUR WORK - chia sẻ những thông tin, kiến thức bạn có được ra thế giới bên ngoài.
Như cách mình đang chia sẻ ở bài viết này, mình đang chia sẻ lại bộ não thứ 2 là gì, nó có thể được xây dựng bằng những phương pháp nào?, có thể giúp ích gì cho chúng ta trong công việc & cuộc sống. Và những chia sẻ này, mình tin là nó có thể mang lại giá trị hữu ích nào đó cho độc giả & những người quan tâm việc xây dựng bộ não thứ 2.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất các sản phẩm sáng tạo, mình còn rèn luyện được việc ghi nhớ thông tin tốt hơn thông qua phương pháp Spaced Repetition - phương pháp lặp lại kiến thức ngắt quãng giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn cùng khoảng thời gian tăng dần mỗi khi kiến thức đó được trình bày hoặc nói ra.
Mỗi lần sản xuất nội dung, một kiến thức mình lặp đi lặp lại qua nhiều quá trình:
Bắt đầu từ việc tiếp nhận → lưu trữ → sắp xếp thông tin → thực hành trải nghiệm áp dụng kiến thức đã học vào thực tế → lên ý tưởng → soạn thảo việc trình bày nội dung,
nội dung nào sản xuất thành video thì lại qua thêm các bước từ quay → dựng → edit, chia sẻ lên mạng xã hội rồi → tương tác với khán giả của mình.
Cứ lặp đi lặp lại như thế, nên kiến thức ngày càng thấm trong mình, tạo cho bản thân những thói quen tốt về việc tự học nữa.
SHOW YOUR WORK - là bước áp dụng cho tất cả mọi người, như mình áp dụng vào việc học tập, & công việc sáng tạo,
còn bạn, đó có thể là bạn làm một bài thuyết trình trong cuộc họp, bạn chia sẻ ý tưởng với đồng nghiệp, bạn kể lại câu chuyện với ai đó,...

Việc chia sẻ những gì bạn đang có cũng là cách để bạn nhận lại những feedback (phản hồi) cho những kiến thức của mình, mở rộng sự kết nối & cũng là chủ động tạo sự may mắn cho mình,...
Với sự phát triển của thời đại thông tin hiện nay,
không khó để bạn có thể SHOW YOUR WORK, như là đi trò chuyện với ai khác, tự viết ra cho chính mình, tự tạo các trang cá nhân trên mạng xã hội để chia sẻ những bài học, câu chuyện, trải nghiệm bạn có được hàng ngày, hàng tuần.
Vừa là để tốt cho chính mình & cũng là giúp ích cho người khác.
Kiến thức bạn biết sẽ chẳng là gì, nếu như nó không được dùng để tạo ra “sản phẩm” nào đó, hoặc kiến thức đó, cơ bản không tạo được giá trị gì cho bản thân và người xung quanh
Thông qua việc xây dựng bộ não thứ 2, mình đúc rút ra một điều rằng:
Tất cả những gì chúng ta đang làm bây giờ: kiếm tiền, chăm chỉ, nỗ lực, cố gắng, tìm mọi cách để có thể học tập & làm việc năng suất hơn, muốn tiết kiệm nhiều thời gian hơn
Chung quy cũng là vì muốn dành nhiều thời gian để cải thiện những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của mình, vì chúng ta đều muốn sống một cuộc đời theo cách mình định nghĩa mà :)
Và nếu có được một bộ não thứ 2 có thể giúp bạn làm được những điều bạn mong muốn sớm hơn, có được cuộc sống chất lượng hơn thì mình tin là việc bạn tập trung xây dựng bộ não thứ 2 ngay từ bây giờ sẽ không khiến bạn hối hận.
Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo với chủ đề phương pháp P.A.R.A - phương pháp sắp xếp thông tin trong công việc & cuộc sống nằm trong phương pháp O: Organize - Tổ chức nhé.
🧠 CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:
Theo dõi bài viết đầu tiên của series Second Brain Mastery “ĐỪNG DÙNG NÃO ĐỂ NHỚ”: xem tại đây
Hệ thống bộ não thứ 2 A.S của mình đã ra mắt (và đang giảm 35% đến hết 31/07): xem chi tiết tại đây
Video YouTube “Để LÀM VIỆC khi LƯỜI BIẾNG 🦥 (không phải KỶ LUẬT): xem tại đây
Bài viết mình kỷ niệm 3 năm hành trình làm sáng tạo nội dung: xem tại đây
Số podcast đầu tiên trong series YOU NOW WE NOW | Cấy Nền Radio | Cứ việc nhảy vào "VÙNG AN TOÀN" của mình & G.S Phan Văn Trường xem tại đây
Chúng ta chỉ là ai - khi chúng ta tạo được những giá trị thật sự: xem tại đây