Đừng dùng não để nhớ...
Một tư duy sai lầm mà nhiều người đang mắc phải đó là dùng NÃO để lưu trữ tất cả thông tin bạn tiếp nhận hàng ngày.
Và những thông tin tiêu thụ đó có thể là:
Lượng thông tin từ công việc, các kiến thức tâm đắc từ sách, Youtube, Podcast, những ý tưởng loé ra bất chợt, những lời khuyên từ người khác, danh sách các đầu việc làm trong ngày,...
Theo hiệu ứng Ebbinghaus, một nghiên cứu về việc quên thông tin theo thời gian.
Nếu bạn nạp thông tin mới mà không sử dụng ngay, trong vòng 1 tiếng đầu, thì chúng sẽ rơi rụng đi một nửa.
Sau 24 giờ, lượng thông tin bị mất sẽ tăng lên tới 70%. Con số sau 1 tuần là 90%, nghĩa là hầu hết thông tin bạn tiếp nhận được sẽ biến mất khỏi bộ nhớ.
Hãy nhớ lại những lần bạn muốn tìm kiếm thông tin bạn đã học được, điều này là không thể, vì NÃO BỘ của bạn đã QUÊN SẠCH chúng từ lâu.
Xây dựng bộ não thứ 2
nghe thật phi lý vì chúng ta chỉ có 1 bộ não làm sao có thêm 1 bộ não nào khác được.
Nhưng ở đây mình sẽ mang đến cho bạn một khái niệm không còn mới ở nước ngoài & đặc biệt là còn có quyển sách nói về điều này của tác giả Tiago Forte đó là Building A Second Brian
Nếu chúng ta xây dựng & vận hành được cho mình bộ não thứ 2, nó sẽ giúp chúng ta giải phóng khỏi tình trạng information overload - tình trạng quá tải thông tin trong thời đại thông tin ngày nay,
Xây dựng được bộ não thứ 2 giúp chúng ta tập trung làm việc hiệu suất hơn mà không cần dùng “não chính” của mình.
Và ngay cả bản thân mình, từ khi dùng bộ não thứ 2 để ghi nhớ, lưu trữ thông tin, kiến thức mình tiếp nhận được, quá trình thực hiện công việc của mình cũng hiệu suất, chất lượng hơn. Mình cũng có thêm thời gian để tập trung cải thiện những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống.
& cũng có một câu nói nổi tiếng từ quyển sách "Getting Things Done" của David Allen mà mình rất yêu thích:
"Trí óc của bạn là để có ý tưởng, không phải để giữ chúng."
Vậy bộ não thứ hai là gì và tại sao chúng ta nên cần có một bộ não thứ hai trong cuộc sống?
Để rõ ràng hơn về định nghĩa của bộ não thứ 2, hiểu một cách ngắn gọn đây là hệ thống lưu trữ thông tin, 1 thought partner - người đồng hành trí óc tự bạn tạo ra.
Đó giúp chúng ta giải phóng bộ não sinh học khỏi việc ghi nhớ & lưu trữ thông tin, để chúng ta có thể tập trung vào những thứ mà chúng ta muốn dành nhiều thời gian nhất, như: bên cạnh gia đình, trải nghiệm cuộc sống, kết nối với những người xung quanh, & sáng tạo,...
Bộ não thứ 2 có thể giúp bạn tìm lại những kiến thức bạn tiếp nhận hàng ngày & sử dụng thông tin ấy vào những khía cạnh bạn mong muốn được cải thiện trong cuộc sống.
Nói đến đây, có thể là bạn sẽ nhận thấy giải pháp dễ dàng cho vấn đề quá tải thông tin là chỉ cần viết mọi thứ ra thôi mà đúng không?
Nhưng đây là bước đầu tiên mà hầu hết chúng ta thậm chí còn không thực hiện được lâu dài
Vì chúng ta thường sẽ trải qua 2 giai đoạn:
Đầu tiên là giai đoạn nhận biết:
Nếu bạn nghe được điều gì đó hay ho từ podcast, video YouTube, trích dẫn hay từ sách, một ý tưởng nào đó,... phản ứng đầu tiên, chúng ta sẽ có xu hướng là “oh mình sẽ ghi nhớ điều này mà”, nhưng rồi chắc chắn là bạn sẽ để nó trôi đi, cho dù bạn đã từng thấy ý tưởng này hay ho trong lúc đó như thế nào.
Giai đoạn 2 là giai đoạn thức tỉnh:
Bạn bắt đầu lâm vào tình trạng stress, choáng ngợp bởi sự quá tải thông tin, bạn cảm thấy mình biết rất nhiều thứ nhưng chưa thể áp dụng những kiến thức ấy vào cuộc sống của mình.
Giai đoạn này bạn quyết định viết mọi thứ ra như một cách để chống lại tình trạng này, , và cách bạn tìm đến đầu tiên thường là sẽ viết xuống những sổ tay thông thường
Điều này rất phổ biến vì ngay cả những nhân vật như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Elon Musk, Steve Jobs đều nổi tiếng với thói quen ghi chép mọi thứ vào sổ tay, họ xem sổ tay như một kho báu lưu trữ những ý tưởng kinh doanh độc đáo và sáng tạo của mình
Ngay cả trong quá khứ, những người như Leonardo da Vinci, một trong những thiên tài vĩ đại nhất của nhân loại, ông nổi tiếng với những ghi chép tỉ mỉ về các ý tưởng và sáng chế của mình. Sổ tay của ông được xem là một kho tàng kiến thức và trí tuệ của nhân loại.
Ngay cả những người mẹ của mình, khi muốn quản lý chi tiêu trong gia đinh hay kinh doanh, mẹ vẫn là một người trung thành với sổ tay
Thời buổi ngày nay, sổ tay vật lý vẫn là thứ rất quan trọng đối với những người đã tự nhận thức được mình phải lưu trữ những kiến thức mình tiếp nhận được, mình cũng là một người dùng sổ tay để phục vụ mục đích trên, nhưng càng sử dụng lâu dài thì không thể phủ nhận rằng, thực tế thì có một điều sổ tay chưa làm được đó là chúng ta không thể tổ chức, sắp xếp, tìm kiếm & linh hoạt tinh chỉnh trên sổ dễ dàng như trên thế giới công nghệ số.
Vì vậy, nhờ vào việc chúng ta đang sống trong thế giới công nghệ hiện đại, thay vì có sổ tay vật lý, chúng ta còn có thể tạo nên một sổ tay kỹ thuật số mà Tiago Forte gọi đây là Bộ não thứ 2, bạn có thể lưu trữ tất cả những gì bạn bắt gặp được từ Youtube, podcast, từ sách, từ phim, từ những ý tưởng thú vị, những câu chuyện từ bạn bè bất cứ lúc nào vào bộ não thứ 2 mà bạn đã tạo nên trong các thiết bị điện tử.
Nhưng tại sao bạn lại cần một bộ não thứ hai ngay từ đầu? Mục đích của việc trữ tất cả những kiến thức là gì?
Nếu bạn ở trong thế giới sáng tạo, là Content Creator, YouTuber, tác giả sách, podcaster, người chia sẻ,… thì xây dựng được bộ não thứ 2 sẽ là lợi thế.
Trong thế giới sáng tạo, bạn cần một nơi để ghi lại những ý tưởng từ thế giới bản thân và thế giới xung quanh, từ đó làm đòn bẩy giúp bạn thể hiện khả năng của mình như cách mà quyển Show Your Work - Nghệ thuật PR bản thân đã hướng dẫn con người phát triển kỹ năng kể chuyện cũa mình để xây dựng thương hiệu cá nhân thời đại số.
Khi xây dựng được bộ não thứ 2,
Bạn sẽ khó lâm vào tình trạng bắt bản thân ngồi xuống và nghĩ nát óc, bây giờ tôi phải viết nội dung gì cho các trang mạng xã hội của mình, mình sẽ viết gì trong tuần này cho kế hoạch xuất bản sách, mình sẽ làm video với ý tưởng gì,…
Thay vào đó, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi bạn đã có nơi lưu trữ tất cả những kiến thức phong phú trước đó, bạn chỉ cần xem lại trong bộ não thứ 2 để lựa chọn ra những gì phù hợp với ý tưởng hiện tại của mình.
Người làm trong những việc sáng tạo thì nên làm như vậy, nhưng nếu bạn không phải là người sáng tạo? Nếu bạn không phải là creator, bạn không phải là người viết sách, bạn không bắt đầu làm podcaster hay tạo bất kỳ loại nội dung nào? thì bạn cần bộ não thứ 2 để làm gì?
Trong "Building a Second Brain" của Tiago Forte, đã lập luận rằng, hầu hết mọi công việc ngày nay đều liên quan đến một dạng công việc tri thức nào đó.
Cho dù bạn là bác sĩ xử lý thông tin y tế hay nhà đầu tư ngân hàng phân tích dữ liệu, là sale, giáo viên,... công việc của bạn đều liên quan đến việc tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và rồi tạo ra một thứ gì đó.
Trong bài viết sau, mình sẽ hướng dẫn bạn cách để có thể xây dựng cho mình bộ não thứ 2 từ những bước đầu tiên.
Nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian & công sức quý báu khi phải tìm hiểu xây dựng hệ thống bộ não thứ 2 từ đầu: từ việc tạo cơ sở dữ liệu, bố cục phức tạp, hệ thống liên kết,... thì có thể tham khảo hệ thống bộ não thứ 2 A.S của mình
Nếu bạn muốn xem chủ đề này bằng hình ảnh-video, bạn có thể theo dõi series hướng dẫn tổ chức cuộc sống số chỉ trong vài phút bằng bộ não thứ 2 của mình ở đây nhé:
Hẹn gặp bạn ở bài viết tiếp theo ;)
🧠 CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:
Bài viết mình kỷ niệm 3 năm hành trình làm sáng tạo nội dung: xem tại đây
Hệ thống bộ não thứ 2 A.S của mình đã ra mắt xem chi tiết tại đây
Số podcast đầu tiên trong series YOU NOW WE NOW | Cấy Nền Radio | Cứ việc nhảy vào "VÙNG AN TOÀN" của mình & G.S Phan Văn Trường xem tại đây
Bạn là kiểu người ghi chú nào? - tìm hiểu tại đây
Động lực học tiếng Anh chỉ tới, khi có áp lực: xem tại đây
Chúng ta chỉ là ai - khi chúng ta tạo được những giá trị thật sự: xem tại đây
Nếu không dùng não để nhớ thì những kí ức những kỉ niệm bạn sẽ để ở đâu ạ?